Cách đỡ đẻ chó tại nhà sẽ giúp chủ nuôi có thêm kiến thức để hỗ trợ các chú chó nhà mình “vượt cạn” thành công. Hãy cùng nhau hiểu hơn về vấn đề này nhé.
Chó trong giai đoạn mang thai và sinh nở cần chủ nuôi đặc biệt quan tâm. Thông thường thì chó sẽ tự đẻ được nhưng với một số trường hợp khẩn cấp sẽ cần sự trợ giúp từ bên ngoài. Dưới đây là cách đỡ đẻ chó đơn giản cho bạn tham khảo.
Các chuyên gia khuyên rằng việc đỡ đẻ cho chó mẹ trong thời gian sinh là cần thiết. Một số trường hợp cần đến sự trợ giúp của chúng ta như sau:
Chó mẹ sẽ phải mất rất nhiều sức để rặn đẻ, đẩy các em cún nhỏ ra khỏi tử cung. Khi bào thai quá to, chó mẹ sẽ phải mất thêm rất nhiều sức lực, lâu dần dẫn đến đuối sức. Trong một thời gian dài, chó mẹ có thể kiệt sức và không thể tiếp tục rặn . Lúc này nếu không có sự can thiệp của con người, cả chó mẹ lẫn chó con đều sẽ gặp nguy hiểm.
Trường hợp chó mẹ rặn đẻ trong một thời gian dài (4-6 tiếng) mà vẫn không thấy chó con ra thì bạn nên đưa cún đến bệnh viện để tiến hành mổ đẻ. Bởi vì, rất có khả năng đường sinh dục của chó mẹ bị dị tật, không thể sinh con bằng phương thức thông thường.
Chó con được sinh ra vẫn nằm trong bọc ối. Lúc này chó mẹ sẽ phải dùng răng để cắn rách bọc ối, kéo con ra ngoài. Nếu hàm răng của chó mẹ không đều ( răng bị nhô ra hoặc cụp vào) rất có khả năng sẽ cắn phải con, gây ra điều đáng tiếc. Vì vậy bạn hãy kiểm tra hàm răng của chó mẹ trước khi sinh và chuẩn bị sẵn tinh thần hỗ trợ khi cần thiết nhé.
Khi gần sinh, bào thai sẽ tự động quay lại để đầu có thể ra ngoài trước. Tuy nhiên, nếu bạn thấy chân chó con ra trước thì đó là dấu hiệu của ngôi thai ngược. Do đẻ ngược nên chó mẹ sẽ rất khó khăn để rặn đẩy con ra ngoài. Lúc này cần phải biết cách đỡ đẻ chó thì mới có thể giúp cún mẹ hạ sinh an toàn.
Để chó sinh nở một cách an toàn, bạn cần phải theo dõi và dự tính thời gian mà chó sẽ đẻ. Tốt nhất là trong quá trình mang thai, bạn nên đưa chó đi kiểm tra, siêu âm định kỳ để xem sự phát triển của bào thai và vị trí của các thai. Nếu trường hợp phôi thai quá to hoặc ngôi thai ngược, bạn sẽ có cách giải quyết sớm nhất, tránh trường hợp xấu xảy ra.
Nếu bào thai phát triển bình thường, chó mẹ có khả năng sinh nở tự nhiên thì bạn có thể chuẩn bị cho chó đẻ tại nhà.
Trước khi sinh, chó sẽ có những dấu hiệu sắp đẻ như tìm ổ đẻ, đi vệ sinh không kiểm soát, bỏ ăn… Đặc biệt trước sinh, chó thường kêu rên và thở rất mạnh. Hãy chú ý những biểu hiện này để đưa chó vào khu vực ổ đẻ bạn đã chuẩn bị. Các bước đỡ đẻ cho chó như sau:
Trong quá trình sinh nở, nếu có các biểu hiện bất thường, bạn không biết cách xử lý thì hãy đưa cả mẹ và con đến trạm thú y để các bác sĩ hỗ trợ kịp thời nhất nhé.
Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn biết cách đỡ đẻ chó an toàn. Đối với những người nuôi chó và đỡ đẻ chó lần đầu sẽ có chút khó khăn. Tuy nhiên qua bài viết của camnangthucung.com mong bạn sẽ hình dung được chi tiết quá trình đỡ đẻ cho chó cưng. Giúp cho bé cưng nhà mình được “mẹ tròn con vuông” nhé.