Tin tức

Chó con tiêu chảy cho uống thuốc gì ? Cách điều trị ra sao?

23 Tháng Năm, 2022 Tác giả: Lượt xem: 5542

Chó con tiêu chảy cho uống thuốc gì mới tốt? Các điều trị và chăm sóc chó như thế nào để chúng mau hồi phục sức khỏe? Bài viết sau sẽ giải đáp ngay cho bạn.

Tiêu chảy là bệnh mà chó hay gặp phải, đặc biệt là chó con. Tuy bệnh này có thể điều trị ở nhà nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc chó con ốm. Vậy chó con bị tiêu chảy cho uống thuốc gì? Cách điều trị tại nhà cho cún ra sao? Hãy cùng theo dõi nguyên nhân và cách điều trị qua bài viết sau nhé!

Nguyên nhân chó con bị tiêu chảy

Chó con là đối tượng rất dễ mắc bệnh tiêu chảy. Có nhiều nguyên nhân khiến chó con bị tiêu chảy như sau: 

Do bệnh lý

Hệ tiêu hóa của các chú chó nhỏ còn yếu, rất dễ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa. Một số loại bệnh có thể gây nên hiện tượng tiêu chảy ở chó con đó là: nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm cầu trùng, nhiễm khuẩn do ký sinh trùng (giun, sán…) hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm. Biểu hiện của các bệnh này đều khiến chó bị tiêu chảy, chán ăn. 

cho tieu chay

Chó con bị tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân

Do thức ăn

Nguyên nhân khiến chó nhỏ bị tiêu chảy nhiều nhất đó là do chúng ăn phải thức ăn khó tiêu hóa, những thức ăn kích thích dạ dày hoặc thức ăn thừa. Đôi khi việc thay đổi thức ăn đột ngột cũng sẽ khiến chó con khó thích ứng và bị tiêu chảy. 

Do môi trường sống

Môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chó con. Nếu môi trường sống không sạch sẽ sẽ khiến vi khuẩn phát triển, gây nên các bệnh cho chó con. Đặc biệt, không nên thay đổi môi trường sống đột ngột của chó, điều này dễ khiến chó bị stress và dẫn đến  tiêu chảy.

Chó con tiêu chảy cho uống thuốc gì?

Khi chó con bị ỉa chảy, bạn có thể điều trị ngay tại nhà. Một số loại thuốc được khuyên dùng trong điều trị tiêu chảy đó là:

Thuốc Oresol

Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị tiêu chảy, tác dụng là bù lượng nước đã mất. Khi sử dụng thuốc, bạn cần pha đúng với tỷ lệ trên bao bì và không cho cún uống thêm sữa, nước trái cây hay nước đường.

Dung dịch điện giải C-Electrolytes

Trường hợp chó con bị tiêu chảy nhẹ, không bị ói mửa, bạn có thể bổ sung nước bằng cách pha dung dịch điện giải C-Electrolytes cho cún. Nếu em cún không tự uống được, bạn cho dung dịch vào ống tiêm, bơm vào má với công thức 1 – 2 ml/ kg thể trọng/giờ. Tùy vào tình trạng mất nước của chú cún để bổ sung kịp thời.

Bổ sung Probiotic cho chó

Probiotic là loại vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa. Trộn vào thức ăn 1 lần/ ngày để giúp chó tự sản sinh nhiều lợi khuẩn, dễ dàng phục hồi sức khoẻ sau khi bị tiêu chảy.

cho tieu chay 1

Cần bổ sung nước sạch và chất điện giải khi chó con bị tiêu chảy

Cách chăm sóc cho chó con sau khi điều trị tiêu chảy

Khi phát hiện chó bị tiêu chảy, bạn nên ngừng cấp thức ăn trong khoảng 12-24 giờ để dạ dày được nghỉ ngơi và phục hồi. Bạn nên cho cún uống nhiều nước sạch hoặc có thể dùng dung dịch đường Glucose hay mật ong để bổ sung năng lượng cho chó con.

Sau khi hết thời gian kiêng ăn, hãy cho bé ăn lại bằng những đồ ăn nhạt, dễ tiêu hóa. Có thể cho cún ăn cháo hoặc cơm trắng hầm với một ít thịt gà , khoai tây nghiền, đặc biệt tránh ăn các loại thịt đỏ, thức ăn chứa chất béo… 

Hãy chia nhỏ các các bữa ăn trong ngày từ 3-4 bữa/ ngày để theo dõi tình trạng sức khỏe của chó con. Nếu tình trạng tiêu chảy cải thiện, cún ăn ngon, k còn đi ngoài nữa thì dần dần khôi phục chế độ ăn hàng ngày. Còn nếu tình trạng tiêu chảy vẫn tiếp tục, kèm theo sốt, nôn mửa, chán ăn thì bạn hãy đưa đến các trung tâm thú y để điều trị khẩn cấp. 

cho tieu chay 2

Chăm sóc cún con sau khi bị tiêu chảy

Những lưu ý để phòng ngừa chó con bị tiêu chảy

Để ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy xảy ra ở chó con, người nuôi cần lưu ý đến những điểm sau:

Chế độ ăn uống 

Khả năng hấp thụ và tiêu hóa ở chó con còn kém, vì thế cần hình thành thói quen ăn uống hợp lý cho chúng. Không cho ăn quá no, tránh để bị  đói hoặc thay đổi khẩu phần ăn đột ngột. Hạn chế cho cún ăn những thức ăn khó tiêu hóa như xương, chất béo, đồ cay… 

Giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát

Các loại vi khuẩn, mầm bệnh có thể sinh ra khi môi trường ô nhiễm. Hãy đảm bảo môi trường nuôi chó sạch sẽ. Nên vệ sinh, khử khuẩn 1-2 tháng/lần để ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển, gây ảnh hưởng đến chó con.

Nên đưa cún ra ngoài vận động

Hoạt động vui chơi, vận động bên ngoài vừa giúp cún tăng cường sức đề kháng, vừa giảm stress, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên khi ra bên ngoài thì không để bé ăn những đồ lạ hoặc chơi đùa quá sức.

Tiêm phòng và tẩy giun định kỳ

Tiêm phòng cho chó con là điều cần thiết để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Đồng thời duy trì tẩy giun 2-3 tháng/ lần để bảo vệ đường ruột của cún con.

Tiêu chảy không phải là căn bệnh nguy hiểm ở chó. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng. Vì thế hãy theo dõi cún con nhà mình thường xuyên và đến gặp các bác sĩ thú y để xem chó con tiêu chảy cho uống thuốc gì thì sẽ tốt. Các bạn nhớ theo dõi website của tụi mình để cập nhật thông tin bổ ích khác nhé.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Cẩm nang
Tin xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây