Cho chó con ăn gì là một trong những vấn đề mà bất kỳ chủ nuôi nào cũng quan tâm. Chó con cần một chế độ ăn riêng để sinh trưởng nhanh và hạn chế bệnh tật.
Sau khi cai sữa, chó con cần được xây dựng thực đơn để duy trì nhu cầu dinh dưỡng và phát triển thể trạng. Tùy theo từng giai đoạn của chó mà thực đơn dinh dưỡng có thể linh hoạt. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý thực đơn cho chó con ăn gì theo từng độ tuổi. Đồng thời, cảnh báo một số món ăn không tốt cho quá trình tăng trưởng của chó con.
Thực đơn lý tưởng cho chó con cần phối hợp linh hoạt giữa nhiều loại thực phẩm sao cho phù hợp nhất với đặc điểm độ tuổi, giống chó, sở thích ăn uống và cân nặng.
Thực tế thì các loại ngũ cốc như lúa mì và ngô là nguồn cung cấp protein, chất xơ và axit béo thiết yếu tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu con chó của bạn xuất hiện tình trạng dị ứng sau khi dùng, tốt nhất là bạn nên ngừng cho chúng ăn ngũ cốc. Tìm kiếm lời khuyên đến từ bác sĩ thú y nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi cún con của bạn ăn ngũ cốc, lúa mì.
Chó con có thể ăn thịt lợn, thị bê, một số nội tạng như tim, gan bò, thịt hộp,.. để bổ sung dinh dưỡng. Một số loại thịt trắng như thịt gà, vịt,… cũng là nguồn Vitamin nhóm B dồi dào cho chó con. Lưu ý, nên nấu chín thịt trước khi cho cún ăn.
Cho cún cưng của bạn bổ sung thêm cá định kỳ, lưu ý loại bỏ hết phủ tạng của cá, rửa sạch và nấu chín để hạn chế tình trạng giun sán cho cún con. Cá giàu chất đạm, Vitamin cùng chất béo Omega-3,.. hỗ trợ tốt cho quá trình tăng trưởng của cún nhỏ.
Đừng quên bổ sung thêm nguồn chất xơ cho chó con từ rau xanh cắt nhỏ, nấu chín. Không cho cún nhỏ ăn khoai tây, ngô, lạc,..
Mỗi giai đoạn khác nhau trong vòng đời của chó, đặc biệt là giai đoạn đầu tiên, thức ăn đóng vai trò rất quan trọng.
Trong vòng 15 ngày sau sinh, bạn không nên cho chó con ăn ngoài hay ăn thêm sữa. Đây là giai đoạn cún nhỏ tiếp thu kháng thể tự nhiên có khả năng chống bệnh truyền từ sữa mẹ. Từ ngày thứ 15 trở đi, cún nhỏ có thể dùng thêm sữa, dùng cháo nấu với thịt xay,.. để bổ sung thêm dinh dưỡng.
Nếu chó con từ 8 – 16 tuần tuổi mà phải chuyển đến nhà mới, hãy sử dụng thức ăn cũ và xen kẽ với thức ăn mới mà bạn đang thay thế để chó con làm quen.
Thức ăn cho chó con ở giai đoạn này có thể là thức ăn thương mại chất lượng cao, thức ăn viên hoặc patê được thiết kế đặc biệt cho chó con.
Nếu bạn muốn tự mình làm thức ăn cho chó, thực phẩm thích hợp là thịt lợn, thịt bò, bí đỏ, cà rốt, cá, trứng,... Tất cả thức ăn cho cún nhỏ đều được tiệt trùng, nấu chín, rất mềm hoặc xay nhuyễn. Thức ăn chưa nấu chín không được khuyến khích, vì hệ thống miễn dịch của chó con chưa phát triển để đối phó với một lượng lớn vi khuẩn.
Ở giai đoạn này, ngoài việc duy trì chế độ ăn như giai đoạn trước, chó con nên nhận được càng nhiều chất đạm từ thịt càng tốt.
Ngoài ra, bạn nên cân nhắc cho chó ăn dần một số loại xương cứng vừa phải. Đây là lúc răng vĩnh viễn của chó con đang mọc, vì vậy thay vì nhai giày hoặc các vật dụng khác, hãy khuyến khích cún nhỏ tích cực nhai thứ gì đó tốt cho răng.
Sau sáu tháng tuổi, chó con bắt đầu chuyển sang giai đoạn trưởng thành nếu là giống chó nhỏ và cận trưởng thành đối với các giống chó lớn. Tại thời điểm này, một hồ sơ dinh dưỡng cân bằng là rất quan trọng. Cho dù thức ăn cho chó là hạt có sẵn hay là đồ ăn nấu chín.
Đối với thực phẩm thương mại, hãy đọc kỹ thành phần để đảm bảo chúng không chứa các thành phần độc hại và không tốt cho sức khỏe của chó.
Chế độ ăn cho chó con thường khá đa dạng, tuy nhiên vẫn có một vài thực phẩm được khuyến cáo là không tốt cho cún nhỏ. Cụ thể là các thức ăn chứa những hoạt chất dưới đây:
Xylitol là hoạt chất quen thuộc trong kẹo cao su, có vị ngọt như đường nhưng chứa hàm lượng calo ít hơn khoảng 40%. Vì vậy, khi xylitol vào cơ thể chó sẽ tiết ra insulin khiến lượng đường trong máu giảm mạnh. Liều cao xylitol ở chó có thể gây suy gan, co giật và tổn thương não của cún cưng.
Sôcôla có chứa chất theobromine, khiến nó trở thành thức ăn "cực độc", có thể gây tử vong cho chó con. Hơn hết, Sôcôla, cà phê và caffeine đều chứa methylxanthine, một hoạt chất gây nôn mửa, tiêu chảy, hen suyễn, khát nước, tiểu ra máu, tăng động, loạn nhịp tim, thường xuyên run rẩy, chuột rút và thậm chí tử vong.
Hy vọng với những tư vấn trên đây về chế độ cho chó con ăn gì , bạn đọc sẽ tìm ra phương án dinh dưỡng tốt nhất cho cún yêu của mình. Nhớ theo dõi camnangthucung.com để liên tục cập nhật những bài viết bổ ích khác nhé.