Tin tức

Thỏ Bị Sổ Mũi Do Đâu ? Cách Điều Trị Thỏ Bị Chảy Mũi

29 Tháng Bảy, 2022 Tác giả: admin Lượt xem: 5406

Thỏ bị sổ mũi là tình trạng dễ gặp ở thỏ cảnh. Khi thỏ bị chảy mũi cần xác định nguyên nhân và có cách xử lý kịp thời để tránh bệnh trở nặng.

admin

Bên cạnh chó, mèo… thỏ cũng là một loài vật hiền lành đáng yêu được nhiều gia đình chọn nuôi. Thỏ cảnh thường nhanh nhẹn và đáng yêu, việc chăm sóc cũng không phức tạp. Tuy nhiên, thỏ cũng có khi bị ốm. Một trong những tình trạng sức khỏe không tốt mà thỏ dễ gặp phải là viêm mũi. Vậy nên làm gì khi thỏ bị sổ mũi? Bài viết sẽ giải đáp giúp bạn băn khoăn này.

Thỏ bị sổ mũi có nguy hiểm không ?

Nhiều người khi thấy thỏ sổ mũi thì thường lo lắng và không biết nên xử lý ra sao. Tình trạng sổ mũi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân do bệnh lý hoặc cảm cúm thông thường. Nếu thỏ bị chảy mũi do cảm cúm thì không đáng lo ngại, chỉ cần vệ sinh mũi thường xuyên và tiêm thuốc là khỏi. Còn nếu việc sổ mũi là do bệnh lý thì cần đưa đến bác sĩ thú y để kiểm tra chính xác và lên phương án điều trị kịp thời.

1663557443
Thỏ khi bị sổ mũi nếu không được điều trị đúng cách cũng rất nguy hiểm

Biểu hiện sổ mũi của thỏ

Giai đoạn đầu của bệnh viêm mũi, gây sổ mũi ở thỏ là biểu hiện hô hấp khó khăn. Khi bị ốm thỏ thường bỏ ăn hoặc ăn ít, nếu không được chăm sóc thỏ con có thể mất sau 2 – 3 ngày. Thỏ bị sổ mũi thường có dịch tiết ra và hay dùng chân để gãi mũi vì thấy khó chịu.

Thỏ bị bệnh sẽ hắt hơi và chảy nước mũi. Khi bệnh nặng hơn từ mũi sẽ có dịch đặc chảy ra. Phần xung quanh mũi sau khi bị chà lên nhiều lần cũng hình thành vảy cứng khiến lỗ mũi bị tắc. Lúc này thỏ sẽ bị khó thở và phải thở bằng miệng. Dần dần thỏ bị sụt cân, gầy đi và chậm phát triển. Ở nhiều trường hợp do không được điều trị, thỏ bị nặng và dẫn đến viêm phổi gây tử vong.

1663557443 1
Thỏ bị chảy nước mũi thường mệt mỏi và không muốn ăn

Nguyên nhân khiến thỏ bị chảy mũi

  • Thời tiết thay đổi là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến thỏ bị viêm mũi, chảy nước mũi. Tỷ lệ tử vong của thỏ con cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Những chú thỏ trường thành tỉ lệ này sẽ thấp hơn tuy nhiên dễ chuyển thành bệnh mãn tính.

  • Môi trường sống thay đổi hoặc xuất hiện mùi lạ: Thỏ không thích ứng và đổi sang môi trường mới cũng dễ bị bệnh trong đó có bệnh về mũi. Vì thế nên hút bụi, vệ sinh và đảm bảo không có mùi hương khiến thỏ khó chịu ở khu vực thỏ sinh sống.

  • Do bệnh lý: Thỏ bị sổ mũi còn có thể do bệnh lý trong cơ thể như bệnh viêm mũi mãn tính, bệnh về đường hô hấp. Vì thế khi phát hiện thỏ bị chảy mũi, mệt trong 1 – 2 ngày cần đưa đi gặp bác sĩ thú y.

1663557444
Có nhiều nguyên nhân khiến thỏ bị chảy mũi

 

Cách điều trị thỏ bị chảy mũi

Hiện nay cách điều trị tình trạng thỏ bị sổ mũi phổ biến là dùng penicillin, streptomycin để tiêm. Mỗi ngày 2 lần, tiêm vào bắp thịt của thỏ liên tiếp từ 3 – 5 ngày. Trong quá trình điều trị cần sử dụng thêm thuốc chuyên nhỏ mũi thỏ để vệ sinh mũi. Cách tốt nhất vẫn là phòng ngừa, tránh thỏ bị viêm mũi:

  • Tăng cường sức đề kháng cho thỏ bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng qua các bữa ăn hàng ngày

  • Đảm bảo nhiệt độ phù hợp ở nơi thỏ sống (thỏ thích không khí ấm áp). Môi trường sống của bé thỏ cần thông thoáng và sạch sẽ

  • Lưu ý khi thỏ đã bị viêm mũi thì không nên chọn làm thỏ giống

Có thể thấy khi thỏ bị sổ mũi không nên xem nhẹ. Tình trạng này nếu không được xử lý sớm, nhẹ thì thỏ sẽ giảm cân, mệt mỏi còn nếu nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Để sức khỏe của thỏ luôn tốt, cần theo dõi chế độ sinh hoạt và các biểu hiện thường ngày của thỏ. Nếu không có kỹ năng xử lý, khi thấy thỏ bị chảy mũi hãy đưa thỏ đến trung tâm thú y sớm.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây