Tin tức

Chó bỏ ăn là bệnh gì? Hướng xử lý khi chó bỏ ăn như thế nào?

Chó bỏ ăn là bệnh gì? Hướng xử lý khi chó bỏ ăn như thế nào?
06 Tháng Mười, 2022 Tác giả: nguyen thoa Lượt xem: 5797

Chó bỏ ăn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Vậy chó bỏ ăn là bệnh gì? Cách xử lý thế nào hiệu quả? Câu trả lời về tình trạng chó bỏ ăn sẽ có trong bài viết dưới đây!

nguyen thoa

Khi cún cưng bạn đang nuôi đột nhiên bỏ ăn, chắc hẳn sẽ khiến bạn vô cùng lo lắng. Liệu chó bỏ ăn có nguy hiểm gì không? Chó bỏ ăn là bệnh gì? Hướng xử lý tình trạng bỏ ăn như thế nào? Hãy theo dõi bài viết để biết được các nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như cách xử lý khi chó bỏ ăn hiệu quả để cún cưng của bạn luôn mũm mĩm, khỏe mạnh, hoạt bát!

Các nguyên nhân khiến chó bỏ ăn

Chó bỏ ăn do bị tâm lý hoặc do thói quen

Chó là một loài thú cưng vô cùng thông minh. Chỉ cần một thay đổi nhỏ cũng có thể khiến chúng bị căng thẳng, dẫn đến việc chán ăn, bỏ ăn. Những thay đổi có thể ảnh hưởng đến tâm lý của cún cưng phải kể đến: gia đình có thêm thành viên mới, bị bắt nạt bởi các bạn vật nuôi khác trong nhà, bị thay đổi thời gian ăn,…

Bên cạnh đó, chó bỏ ăn có thể do thói quen quá nuông chiều chúng của bạn. Chó có thể nhận biết được thức ăn nào ngon, thức ăn nào không ngon. Nếu bạn thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn của cún cưng hay đang cho ăn nhiều thức ăn ngon lại đột nhiên lại quay trở về các món ăn hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân khiến cho cún cưng bỏ ăn. Và tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ hình thành thói quen biếng ăn ở thú cưng.

Chó bỏ ăn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? (Nguồn: Internet)
 Chó bỏ ăn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? (Nguồn: Internet)

Chó bỏ ăn do bệnh lý

Chó bỏ ăn là bệnh lý gì? Có rất nhiều bệnh lý khiến chó không chịu ăn uống gì cả. Tuy nhiên, 5 bệnh lý phổ biến và thường gặp nhất là:

  • Bỏ ăn do nhiễm giun sán: Giun sán, ký sinh trùng… là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng tiêu hóa, dẫn đến tình trạng chó biếng ăn, bỏ ăn. Vì thế, hãy tẩy giun định kỳ cho cún cưng của mình để bảo vệ chúng khỏi nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa.
  • Bỏ ăn do bị rối loạn tiêu hóa: Một số loại đồ ăn có thể gây rối loạn tiêu hóa cho thú cưng của bạn. Nếu bạn vô tình cho chúng ăn những đồ ăn mà chúng không nên ăn sẽ gây cảm giác đầy hơi, khó chịu và có thể khiến chúng chán ăn, bỏ ăn.
  • Bỏ ăn do các bệnh về răng miệng: Sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu là những bệnh lý thường gặp ở chó. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến chó không chịu ăn. Khi chó đang bị các bệnh lý về răng miệng, hãy cho chúng ăn những món ăn mềm và cho chúng đến gặp bác sĩ thú y để có phương pháp điều trị kịp thời.
  • Bỏ ăn do nhiễm trùng đường hô hấp: Ho nhẹ, ho khan là bệnh đường hô hấp phổ biến ở chó. Bệnh này có thể tự khỏi nhưng cũng có thể diễn biến theo chiều hướng xấu, lan rộng đến phổi, gây nên tình trạng mệt mỏi, bỏ ăn. Cách tốt nhất để bảo vệ thú cưng của bạn khỏi các bệnh về đường hô hấp là tiêm vắc-xin đầy đủ và chăm sóc chúng chu đáo.
  • Bỏ ăn do nhiễm bệnh Care hoặc Parvo: Đây là 2 bệnh lý nguy hiểm nhất đối với chó. Hai căn bệnh này có thể khiến chó mệt mỏi, không ăn uống được thậm chí là gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vì thế, để phòng tránh 2 căn bệnh nguy hiểm này hãy tiêm phòng đầy đủ cho cún cưng của bạn.
Xác định được những dấu hiệu chó bỏ ăn sẽ giúp bạn xử lý đúng cách
Xác định được những dấu hiệu chó bỏ ăn sẽ giúp bạn xử lý đúng cách (Nguồn: Internet)

Dấu hiệu chó bỏ ăn

Để xác định được chó chán ăn, bỏ ăn do tâm lý hay chó bỏ ăn là bệnh gì và có hướng xử lý chính xác, hiệu quả, chúng ta cần nhận biết được những dấu hiệu bỏ ăn của chó. 

Tình trạng cún cưng bỏ ăn thường được biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau. Nếu bạn quan sát thấy một trong những dấu hiệu bất thường dưới đây thì chắc chắn cún cưng của bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe rồi đấy.

  • Chó bỏ ăn chỉ uống nước lọc: Nếu một ngày cún cưng của bạn không chịu ăn uống gì cả, chỉ uống nước lọc thì có thể nó đang gặp tình trạng bị nhiễm giun sán hoặc bị đau răng, viêm lợi, viêm nha chu,... Lưu ý: Tình trạng nhiễm giun sán thường chỉ gặp với những chú cún con dưới 2 tháng tuổi.
  • Chó bị nôn ói, tiêu chảy, đi vệ sinh khó khăn: Khi cún cưng của bạn có các biểu hiện này kèm với triệu chứng biếng ăn, bỏ ăn thì rất có thể chúng đang mang trong mình những căn bệnh vô cùng nguy hiểm như bệnh Care, bệnh Parvo hay nhiễm ký sinh trùng máu.

Hướng xử lý khi chó bỏ ăn

Để điều trị tình trạng chó biếng ăn, bỏ ăn hiệu quả, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân chó bỏ ăn là bệnh gì hay do thói quen, tâm lý. Tùy theo nguyên nhân thú cưng của bạn bỏ ăn mà có hướng xử lý phù hợp.

Hướng xử lý chó bỏ ăn do thói quen, tâm lý

Để khắc phục tình trạng cún cưng bỏ ăn do tâm lý hay thói quen, bạn có thể áp dụng những phương pháp dưới đây:

  • Thay đổi thức ăn từ từ: Nếu bạn muốn thay đổi loại thức ăn cho cún cưng của mình, bạn không nên thay đổi đột ngột sang loại khác. Thay vào đó, bạn hãy thay đổi từ từ, mỗi ngày bạn cho cún cưng của mình làm quen với 1 chút thức ăn mới và tăng dần lượng thức ăn mới lên cho đến khi nào cún cưng của bạn ăn được hoàn toàn loại thức ăn mới đó.
  • Thay đổi không gian ăn uống cho thú cưng: Không gian thoải mái sẽ là liều thuốc tốt nhất giúp thú cưng của bạn ăn ngon trở lại. Vì thế, hãy thay đổi không gian và quan sát lượng thức ăn mà thú cưng ăn được để tìm được không gian ăn uống tốt nhất cho chúng. Đồng thời, nên cho chúng ăn uống ở không gian yên tĩnh, không bị làm phiền bởi các con vật nuôi khác.
  • Cho thú cưng ăn uống đúng giờ và tạo thói quen ăn uống trong khoản thời gian nhất định: Nên để 1 bữa ăn của thú cưng kéo dài trong khoảng 10 - 20 phút. Hết thời gian quy định hãy cất thức ăn đi để cún cưng của bạn hiểu rằng chúng chỉ được ăn trong khoảng thời gian đó. Từ đó, giúp cải thiện tình trạng chó bỏ ăn, biếng ăn một cách hiệu quả, nâng cao hiệu suất ăn uống.
  • Đưa thú cưng của bạn đến với các phòng khám thú y: Nếu tình trạng bỏ ăn, biếng ăn kéo dài hãy đưa chúng đến với các phòng khám thú y để bác sĩ thăm khám và kích thích cảm giác ăn uống ngon miệng cho chúng bằng các loại thuốc phù hợp.
Bệnh lý là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến chó bỏ ăn
Bệnh lý là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến chó bỏ ăn (Nguồn: Internet)

Hướng xử lý chó bỏ ăn do bệnh lý

Nếu bạn đã xác định được tình trạng chó bỏ ăn là bệnh lý gì thì sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu lâu ngày bạn không cho chó tẩy giun thì rất có khả năng cún cưng của bạn bỏ ăn do nhiễm giun sán. Trong trường hợp này, bạn hãy cho chó tẩy giun và tiếp tục theo dõi nó cho đến khi nó tìm lại được cảm giác ăn uống ngon miệng như trước.

Đối với trường hợp nghi ngờ cún cưng bỏ ăn do các bệnh lý về răng miệng hoặc các bệnh lý nguy hiểm như Parvo, Care thì bạn hãy liên hệ với các bác sĩ thú ý. Sau khi thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng, bác sĩ sẽ xác định được chính xác tình trạng chó bỏ ăn là bệnh gì để có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả cho thú cưng của bạn.

Lưu ý khi chó bỏ ăn

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chó không chịu ăn uống. Nhưng đôi khi thú cưng của bạn bỏ ăn không phải do bệnh lý, thói quen hay tâm lý mà có thể do sự thay đổi thời tiết đột ngột, làm chó không thể thích ứng ngay được, dẫn đến tình trạng bỏ ăn, biếng ăn. 

Vì thế, khi cún cưng bỏ ăn, bạn hãy theo dõi hành vi của chúng. Nếu cún cưng của bạn chỉ mới bỏ ăn một bữa thì đừng lo lắng quá, hãy bình tĩnh quan sát các hành vi của nó và đối chiếu với các hoạt động thường ngày để xác định được nguyên nhân bỏ ăn có phải do thay đổi thức ăn, môi trường,... hay chó bỏ ăn là bệnh gì?

Nếu tình trạng bỏ ăn vẫn tiếp diễn và chó có dấu hiệu mệt mỏi, sốt thì bạn hãy liên hệ với bác sĩ thú ý để cún cưng của bạn được thăm khám và điều trị kịp thời!

Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp bạn biết được các nguyên nhân chó bỏ ăn là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết chó bỏ ăn như thế nào? Cách xử lý khi chó biếng ăn, bỏ ăn ra sao? Chúc cún cưng của bạn mau chóng khỏe mạnh và luôn vui vẻ, hoạt bát nhé!
 

Tác giả: nguyen thoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây