Chú ý đến chế độ thức ăn, thường xuyên cấp nước, không chạm vào con non,… là những cách nuôi chuột Hamster mới sinh quan trọng mà bạn nên chú ý.
Khi bé chuột hamster của bạn mới sinh con, đặc biệt là với những bé sinh lần đầu. Chúng có thể hơi bối rối, phớt lờ con mình, thậm chí là bỏ ổ sinh, ăn thịt con non. Do đó, có một số điều bạn cần lưu ý trong cách nuôi chuột Hamster mới sinh để cả chuột mẹ và con đều được khỏe mạnh.
Khi thú cưng của bạn mới sinh, ắt hẳn bạn sẽ rất nóng lòng muốn được chạm ngay vào những Hamster baby đáng yêu. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ một số lưu ý dưới đây để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đối với quá trình chăm con tự nhiên của Hamster mẹ.
Hamster mẹ khi mới sinh thường sẽ bị căng thẳng, thường xuyên bảo vệ tổ và con. Vì vậy tốt nhất bạn nên tránh xa chúng. Nếu bị quấy rầy thường xuyên, Hamster mẹ sẽ có một số phản ứng như hung dữ hơn, bỏ chăm con, thậm chí trường hợp cực đoan là ăn con.
Ngoài việc tránh nhìn chuột Hamster mới sinh dưới 2 tuần tuổi. Bạn cũng nên tránh chạm vào chuột baby cho đến khi chúng có thể di chuyển và có lông tơ. Nếu Hamster mẹ ngửi thấy mùi lạ ở con mình, phản xạ tự nhiên là chúng sẽ giết con.
Trong giai đoạn Hamster baby dưới 2 tuần, bạn tuyệt đối không được vệ sinh ổ đẻ của chuột. Thay vào đó, chỉ cần bổ sung thêm thức ăn vào ổ, chú ý giữ ấm cho chuột Hamster mẹ.
Khi Hamster Baby được trên 2 tuần tuổi, bạn có thể tùy vào tình hình mà sắp xếp đổi ổ mới cho mẹ con Hamster. Sau thời điểm này, chuột mẹ đã bớt nhạy cảm hơn. Vì vậy mà bạn có thể tự do bế, chạm vào chuột con. Ngoài ra, nên tiếp xúc thường xuyên với Hamster con sẽ giúp chúng làm quen với mùi người. Và thích nghi nhanh hơn với môi trường sống mới.
Khi được 5 tuần tuổi, mỗi chú chuột Hamster nên được đặt trong một lồng riêng. Hamster mới lớn rất có tính lãnh thổ và có thể hung dữ nếu chúng cảm thấy không gian của chúng bị đe dọa.
Bên cạnh những lưu ý trên đây cho từng độ tuổi của Hamster baby. Bạn cần đảm bảo những yếu tố quan trọng về thức ăn, lồng nuôi. Để xây dựng cách nuôi chuột hamster mới sinh khỏe mạnh nhất.
Hamster mẹ cần được bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời cả trước và sau khi sinh con. Đặc biệt là vào mùa hè, cung cấp cho chuột hamster mẹ nguồn nước sạch phù hợp.
Kiểm tra chuồng trại ít nhất hai lần một ngày để đảm bảo đủ thức ăn và nước uống cho cả đàn. Khi Hamster baby được một tuần tuổi, bạn có thể rải thức ăn lên các thành và sàn chuồng.
Nếu bạn cảm thấy Hamster con không thể tự uống nước, hãy đặt cần tây (không có cành) hoặc dưa chuột (không có hạt) vào lồng. Những loại thức ăn này cung cấp cho Hamster em bé một lượng nước dồi dào.
Hãy nhớ sử dụng thực đơn tiêu chuẩn để cung cấp đủ thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho Hamster mẹ và con. Ngoài những thức ăn riêng được bán sẵn trên thị trường, hamster có thể được cho ăn trứng luộc, pho mát, hạt lúa mì, hạt kê,…Bạn có thể sắp xếp xen kẽ các loại đồ ăn để có cách nuôi chuột hamster mới sinh hiệu quả nhất.
Hamster con sẽ bú sữa mẹ cho đến khoảng 26 ngày sau khi sinh. Sau đó, hamster con sẽ phải cai sữa và rời khỏi chuột mẹ. Vì vậy bạn cần thay đổi cách nuôi chuột hamster mới sinh vào lúc này.
Lúc này, bạn có thể cân nhắc cho Hamster con chuyển đến nhà mới khi đủ tuổi. Hoặc, nếu bé chuột mẹ chỉ có một hoặc hai con, bạn có thể cân nhắc việc nuôi chúng nếu có chỗ.
Bạn hãy kiểm tra giới tính từng bé Hamster để tách lồng riêng cho chúng. Một số dòng Hamster sẽ đánh nhau, thậm chí là ăn thịt lẫn nhau khi lớn. Vì vậy, việc tách lồng là rất cần thiết.
Cách nuôi chuột Hamster mới sinh đóng vai trò rất quan trọng để Hamster mẹ và con được khỏe mạnh và phát triển bình thường. Hy vọng với những lưu ý của cẩm nang thú cưng trên đây. Bạn đọc sẽ trở thành người bạn đồng hành hoàn hảo với thú cưng của mình trong giai đoạn vượt cạn khó khăn.