Cách nuôi chó Phốc sóc sao cho phát triển toàn diện không quá khó, bạn cần lưu ý một vài điều.
nang cam
Chó Phốc sóc có hình dáng rất dễ thương, thông minh và hoạt bát nên được con người rất yêu thích. Bởi vậy, bé cún luôn nhận được sự chăm sóc đặc biệt cẩn thận. Điểm qua cách nuôi chó Phốc sóc dưới đây để bé cún phát triển toàn diện nhất nhé.
Chó Phốc sóc thường gọi là chó Phốc, chó Pom (viết tắt của Pomeranian). Chó Phốc có nguồn gốc từ giống chó Spitz và xuất hiện vào khoảng những năm của thế kỷ 19. Theo một số ghi chép, quê hương của chúng nằm ở vùng biên giới giữa Ba Lan và Đức.
Chó Phốc có kích thước bé nhỏ, đây cũng là thước đo sự dễ thương của loài khuyển cảnh này. Chó Phốc sóc được chia thành 3 loại, dựa theo cân nặng và chiều cao từ vai đến chân:
Chó Phốc sóc tiêu chuẩn: nặng 2-4 kg, chiều cao từ 20-25cm. Những chú chó Phốc cao và nặng hơn tiêu chuẩn thường ít được ưa chuộng hơn.
Chó Phốc sóc mini: nặng <2kg và cao <20cm.
Chó Phốc sóc Teacup: nặng <1,5kg và cao <15cm
Tuy có nhiều kích thước khác nhau nhưng chó Phốc sóc đều có các đặc điểm chung như:
Nhanh nhẹn, năng động và chạy rất nhanh.
Sở hữu chiếc đuôi bồng bềnh, cong về phía sau.
Chó Phốc sóc có đôi mắt tròn, đen và tai vểnh.
Bộ lông bồng bềnh, quanh cổ có một lớp dày, tròn trịa, đáng yêu như cục bông gòn. Chính vì vậy, chó Phốc sóc còn được yêu mến gọi là chó bông gòn, chó bông xù.
Tuy có nhiều loại chó Phốc khác nhau nhưng nhìn chung về tính nết của chúng có đặc điểm:
Loài chó Phốc sóc có tính cách hướng ngoại, vui tươi và luôn tò mò về mọi thứ.
Phốc là giống chó trung thành và là người bạn tuyệt vời của gia đình.
Chó Phốc có khả năng bảo vệ khá tốt nhờ tiếng sủa rất to mặc dù kích thước khá nhỏ.
Chó có tính cách khá độc lập, dạn dĩ nên rất phù hợp với người bận rộn hoặc cao tuổi.
Chó Phốc sóc là loài động vật rất được yêu quý và xem như một thành viên của gia đình. Để bé cún nhà mình phát triển toàn diện, bạn hãy lưu ý 4 cách nuôi chó Phốc sóc sau:
Chó Phốc sóc có khối lượng cơ thể bé nhỏ nên chỉ cần một lượng nhỏ thức ăn để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, thức ăn của chúng phải thực sự chất lượng và lượng thức ăn cung cấp phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và mức độ hoạt động của chúng.
Nếu chó Phốc ăn thức ăn dạng hạt khô hay Pate thì cho ăn theo đúng tiêu chuẩn được hướng dẫn trên bao bì sản xuất.
Nếu bạn tự nấu thức ăn cho Phốc thì cần lưu ý các nhóm thực phẩm sau: Chọn protein từ các loại thực phẩm như bò, cá, thịt heo, gà, tim, gan động vật,... Nhóm carbohydrate trong cơm, khoai, yến mạch,... Không thể bỏ qua thực phẩm chứa chất xơ từ các loại rau xanh, củ,..
Lưu ý không cho Phốc ăn các loại thức ăn như socola, cà phê, các hạt kích thước lớn, các loại xương, thức ăn cay,...
Cách nuôi chó Phốc sóc nhằm hạn chế các tác nhân gây bệnh trên da là tắm cho bé đúng cách. Hãy tắm cho chó ít nhất 1 lần/tháng hoặc thường xuyên hơn nếu có thời gian. Bạn cần sử dụng loại sữa tắm nhẹ dịu dành cho chó và sấy thật khô sau khi tắm xong. Điều này sẽ hạn chế nước dưới da, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và ký sinh trùng khác gây viêm da.
Đối với chó Phốc con, bạn chỉ cần tắm và chải lông. Đối với chó Phốc trưởng thành có bộ lông dày, dài và thường xuyên rụng nên cần được chải chuốt thường xuyên. Bạn có thể tự cắt tỉa tại nhà theo ý muốn hoặc đưa đến spa nếu có điều kiện hơn.
Để tạo được sự gắn kết với loài chó Phốc sóc, bạn cũng nên thường xuyên chơi đùa cùng chúng. Bạn có thể chơi ném và tìm đồ vật, chơi bóng hay cho cún chơi các món đồ chơi khác. Tuy nhiên, cần quản lý những món đồ chơi này vì chúng có thể không an toàn với bé Phốc nhà mình.
Chó Phốc sóc là loài tinh nghịch, hiếu động nên đôi lúc khiến bạn phải đau đầu. Tuy nhiên, đây cũng là loài động vật thông minh nên khá dễ dàng huấn luyện chúng. Với chó Phốc sóc, bạn có thể huấn luyện một vài động tác cơ bản như: Huấn luyện đứng yên, ngồi, nằm tại chỗ hay luôn đi bên cạnh mình, động tác bắt tay và ngồi chào. Ngoài ra, bạn cũng có thể huấn luyện một số bài tập nâng cao hơn như: tìm đồ vật, bảo vệ và tấn công khi có lệnh hay phân biệt người lạ, đi vệ sinh đúng chỗ…
Cách nuôi chó Phốc sóc không khó như bạn tưởng, bạn cần lưu ý những điều sau:
Bạn phải đóng vai trò thủ lĩnh và kiên quyết để chúng phải nghe lời bạn
Không được la hét, tức giận với chó kể cả khi chúng có những hành vi xấu.
Cần huấn luyện chó trước tuổi trưởng thành (1 tuổi) vì đây là giai đoạn dễ dàng nhất
Dạy chó tính tự lập để chó không buồn bã vào những khoảng thời gian bạn vắng nhà
Không cho phép thú cưng có thói quen ăn uống không phù hợp
Hãy huấn luyện thú cưng biết cách đi vệ sinh đúng vị trí
Hoàn thành các mũi tiêm phòng cho chó
Chó Phốc sóc là thú cưng được yêu thích nhờ ngoại hình dễ thương và sự thông minh, hoạt bát. Bởi vậy, bé cún luôn nhận được tình cảm, sự chăm sóc như một thành viên trong gia đình. Mong rằng những thông tin về được camnangthucung.com chia sẻ sẽ thật hữu ích.
Tác giả: nang cam